Nuôi chim

Các bệnh của chào mào thường gặp và phương pháp chữa trị

Nuôi chào mào là thú vui vô cùng tao nhã của các anh em nhà mình. Để nuôi được một chú chào mào đẹp, khỏe mạnh, chơi tốt thì anh em phải trải qua rất nhiều khó khăn. Từ khâu chăm sóc đến việc tập tọe cho chim hót… Thế nhưng chú chào mào ấy […]
3866

Nuôi chào mào là thú vui vô cùng tao nhã của các anh em nhà mình. Để nuôi được một chú chào mào đẹp, khỏe mạnh, chơi tốt thì anh em phải trải qua rất nhiều khó khăn. Từ khâu chăm sóc đến việc tập tọe cho chim hót… Thế nhưng chú chào mào ấy lại phụ công của anh em và lăn đùng ra ốm. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số bệnh thường gặp của chào mào và cách phòng tránh, chữa trị cho anh em nuôi  chim nhà mình nhé.

Bệnh của chào mào được khá nhiều anh em quan tâm. Có rất nhiều anh em đã inbox mình hỏi về những vấn đề này. Chính vì thế hôm nay mình sẽ tổng hợp những bệnh thường gặp ở chào mào để anh em tiện cho việc tìm kiếm thông tin nhé. Có vấn đề gì cần hỏi đáp, chia sẻ anh em góp ý ở bên dưới nhé.

Một lưu ý nữa là đây không phải là phác đồ điều trị cho các loại bệnh tật của chim. Đây chỉ là một số kinh nghiệm và hiểu biết của mình thôi. Anh em thấy sai sót hay thấy chỗ nào cần bổ xung thì góp ý, bình luận nhé.

Chào mào bị trúng gió

Đây là bệnh rất phổ biến của chào mào mà anh em hay gặp phải. Khi bị trúng gió chim sẽ thẫn thờ, chậm chạm có thể dẫn đến mất mạng

Nguyên nhân: Do chim để lâu ngoài trời khiến gió lùa vào liên tục. Hay là trong gió có hơi độc như thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Chim đang phơi nắng thì có gió lạnh lùa vào người…

Triệu trứng chim bị trúng gió: Chim sẽ đẫn đờ, thờ thẫn, nhìn trông như mất hồn. Lông chim xù ra, mặt sưng lên, cử động thì chậm chạm. Ngoài ra để ý tính thì anh em sẽ thấy chim bị run chân.

Điều trị: Khi các bạn đã xác định chính xác là chim bị trúng gió thì chúng ta sẽ tiến hành điều trị cho chim. Đầu tiên việc anh em cần làm đó là bắt chim ra và nặn phao câu cho nó. Anh em thổi lớp lông phủ ngoài ra thì sẽ thấy nó bé ti ti như hạt gạo. Phao câu là phần chim lấy dầu để làm bóng lông, bình thường sẽ hơi hồng ở chóp. Khi bị trúng gió thì nó sẽ tấy lên và loang đỏ hết cả cái phao câu. Ngoài ra các bạn cần nặn hết mủ vàng ở đầu phao câu đi, nặn đến khi nào thấy dịch trắng thì ngưng lại. Sau đó cho chim vào lồng và nhỏ khoảng 3~5 giọt dầu gió vào đáy lồng sạch. Phủ áo sơ lại và để nơi kín gió, yên tĩnh (nhớ là đừng tủ kín quá kẻo kim bị ngạt dầu gió đấy). Nếu chim bị trúng gió được cứu thì nó sẽ bị suy nặng có thể thay lông bất thường.

Chào mào bị đau bụng: bệnh đường ruột.

Nguyên nhân: Cái này có rất nhiều nguyên nhân

  • Do ngộ độc nặng: Cái này do chim ăn phải thức ăn dính độc như trái cây có thuốc bảo vệ thực vật, cào cào bị dính thuốc sâu, chất chống ẩm trong cám… Cái này vô phương cứu chữa, chim chào các anh em luôn.
  • Ngộc độc nhẹ do ăn phải cám mốc, trái cây thối, sâu bị chết… Do nước uống lâu ngày lên men nhiều ký sinh (Nhiều các nuôi chim em vào chơi nhìn thấy cốc nước cho chim uống đỏ như màu huyết)
  • Ngộ độc do đổi cám đột ngột, chim chưa thích nghi được với thành phần của cám mới.
  • Do vi khuẩn, do chuồng trại không được sạch sẽ, bênh dịch, nước, thức ăn ô nghiễm…

Triệu trứng: Chim có dấu hiệu chậm chạp, run chân. Cánh thì xệ xuống, lông xù ra và lưng nhọn lên. Ngoài ra khi đi ỉa thì phân lỏng và có nhầy xanh. Khi chim đã bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì rất khó trị.

Điều trị: Để điều trị chim bị đường ruột thì các bạn cần phải xác định nguyên nhân, do ngộ độc hay vi khuẩn…

  • Nếu anh em đã xác định là do vi khuẩn thì cần phải cho chim uống nước oresol để hạn chế mất nước cho chim. Sau đó nếu do vi khuẩn thì cần phải uống kháng sinh thì mới khỏi được. Tốt nhất anh em ra ngoài hiệu thuốc thú y để mua thuốc cho chim. Nếu biết anh em nào nuôi chim lâu năm thì qua đó hỏi và xin thuốc, nhờ được người ta xem cho chim thì tốt nhất.
  • Nếu không phải do vi khuẩn thì anh em điều trị để hạn chế mất nước bằng cách cho ăn chuối tây (nhớ là chuối tây nhé) vừa chín tới, hay cho uống nước trà, nước lá ổi non, lá cỏ xước… Sau đó anh em điều chỉnh lại chế độ vệ sinh và ăn uống cho chim là từ từ chim sẽ hồi phục lại.

Chào mào bị ho, viêm phổi

Nguyên nhân: Do bị lạnh, cơ thể suy nhược.

Triệu chứng: Chim bị xù lông, thở gấp, chậm chạp, hay ngáp và rảy mỏ (lắc đầu quầy quậy), chảy nước mũi.

Điều trị: Anh em trùm áo lồng cho chim và để nơi kín gió. Ngoài ra thì bổ xung vitamin cho chim và cho chim uống thuốc phổi của chim. Nếu không mua được thuốc đặc trị cho chim thì anh em tìm thuốc cho gà con cũng được nhé.

Chào mào bị ho là bệnh của chào mào rất thường gặp nên phương pháp chữa bệnh mình đã viết riêng một bài. Anh em tham khảo cách chữa chào mào bị ho đã được mình viết rất chi tiết để chữa cho chào mào nhà mình nhé. Các bạn tham khảo thêm để chữa cho chào mào của mình nhé.

Chào mào bị liệt

Nguyên nhân:

  • Chim bị trúng gió nặng, khi cứu được thường hay bị liệt.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất
  • Chấn thương (cái này bị do tác nhân bên ngoài nên không đề cập)

Triệu chứng: Chim bị đơ chân, hoặc có thể đơ cánh không cử động được .Nhẹ thì một bên, “bán thân bất toại”; nặng thì “toàn thân bất động”.

Điều trị: Bệnh liệt chỉ phòng tránh thôi chứ khi bị rồi thì rất khó trị. Nếu chẳng may chim bị liệt,thì bạn phải hạn chế tối đa khả năng vận động của chim. Hạ cầu cóng, cho cóng nước, cám gần nhau, dùng lồng bé… Đồng thời phải bổ xung thêm vitamin cho chim để chim mau lành.

Trên đây là một số bệnh về chim chào mào nói riêng hay bệnh về chim thường gặp nhất. Kiến thức của mình hạn hẹp nên mới biết được chút ít. Anh em nào có kinh nghiệm thì để lại góp ý bên dưới để chúng ta có thêm những cách hay để giúp cho những chú chim của mình. Chúc anh em thành công và có niềm vui với đam mê của mình.

0 ( 0 bình chọn )

Blog Fans VN

https://fans.com.vn
Fans.com.vn được tạo ra để lan tỏa sự kết nối giữa các thành viên đến các nghệ sĩ yêu thích.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm