Nuôi chim

Cách bố trí cầu cóng cho chào mào phù hợp nhất

Như anh em đã biết thì chơi cái gì, thú vui gì đều có nỗi khổ, tâm tư của mỗi nghề chơi. Và nỗi khổ của những anh em đã vô đây thì nỗi khổ đó chính là việc chơi chim nói chung và chơi chim chào mào nói chung. Nỗi khổ là làm sao […]
7513
Như anh em đã biết thì chơi cái gì, thú vui gì đều có nỗi khổ, tâm tư của mỗi nghề chơi. Và nỗi khổ của những anh em đã vô đây thì nỗi khổ đó chính là việc chơi chim nói chung và chơi chim chào mào nói chung. Nỗi khổ là làm sao nuôi được em chào mào đẹp, chơi hay… Đồng nghĩa với đó là anh em phải liên tục đi tìm hiểu những cách chơi, cách nuôi chào mào, những kinh nghiệm nuôi chim mới nhất, chuẩn nhất do các bậc tiền bối đi trước để lại.

Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến vấn đề bố trí cầu cóng cho chào mào để sao cho phù hợp nhất với chim. Vì sao lại có vấn đề bố trí cầu cóng cho chào mào? Bởi chúng ta cần phải có cách bố trí hợp lý nếu không chim sẽ không chơi hay nặng hơn là bị dị tật, lộn cầu.

Về bố trí cầu cóng cho chào mào thì mỗi nơi có một cách chơi cầu khác nhau tùy theo vùng miền và lồng nuôi. Khi vụ miền Bắc thì thường chơi lồng tròn nhỏ đặt cầu chính hoặc cầu chính + cầu phụ. Khu vực Huế thì thường chơi lồng vuông và thường chỉ đặt cầu chính. Khu vực Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai… thì chơi lồng lớn 64 nan trở nên và thường đặt 2 3 cầu có độ cao khác nhau. Trong miền Nam thì thường chơi lồng nhỏ và đặt cầu chính kèm cầu phụ. Tùy mỗi khu vực khác nhau thì anh em chơi chim có những cảm nhận khác nhau và cách đặt cầu cóng khác nhau. Tuy nhiên dù có đặt như nào đi nữa thì anh em cũng cần phải có những lưu ý, những cách bố trí cầu cóng cho phù hợp nhất. Sau đây là một số kinh nghiệm bố trí cầu cóng cho chim chào mào mà mình và một số anh em đã đúc kết được.

Chọn kích cỡ cầu phù hợp cho chào mào

Vì sao lại phải chọn kích cỡ cầu phù hợp với chào mào? Là bởi vì nếu chúng ta chọn sai kích cỡ của cầu thì sẽ có rất nhiều điều sảy ra cho chim.

Cầu có kích thước quá nhỏ khi đó chân chim không bám hết vào cầu. Khi đó móng chim không bám được vào thân cầu, sau một thời gian móng chim dài ra và sẽ có nhiều điều sảy ra, móng chim dài bị gãy, vướng vào lồng… Ngoài ra các bạn còn phải mất công cắt móng, làm móng cho chim.

Ngược lại nếu cầu có kích thước lớn thì các ngón chân của chim sẽ chỉ bám được một nửa trên cầu. Dần dần các ngón chân của chim sẽ cong về 1 bên, bị tật. Điều này chính là điều mà anh em chơi chim không ai muốn cả.

Vậy kích cỡ như nào thì chuẩn và hợp lý? Chúng ta nên đặt cầu có kích thước khoảng 1,3cm. Đây chính là kích thước chuẩn đối với chim chào mào. Đặc cầu với kích thước này móng chân chim sẽ bám chắc vào cầu và bám ở 3/4 dưới cầu. Giúp chim luôn đứng vững, móng chim và chân chim sẽ không bị tật.

Cách đặt cầu phù hợp cho chào mào

Cách đặt cầu có nhiều phong cách đặt cầu, nhiều loại lồng để đặt như ngang hay bán nguyệt, Cầu bán nguyệt ngang hay uốn lượn, cầu cho lồng 68, 72 hay 76. Thế nhưng dù đặt cầu theo phong cách nào thì các bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau.

Khoảng cách đoạn 2/3 từ cầu đến thành lồng phải trên 10cm, như thế khi chim nhảy thì đuôi chim sẽ không vướng vào nan lồng. Nếu các bạn đặt gần quá thì chim sẽ bị vướng đuôi vào nan lồng, như thế lông chim sẽ bị xơ, tè lông và hỏng mất bộ lông đuôi. Ngoài ra nó còn mất đi hết vẻ đẹp của con chim khi đứng.

Đặt cầu chúng ta nên đặt ngang lồng hoặc đặt cao hơn với dưới lồng ít nhất 3cm. Như thế khi chim bám cầu thì đuôi chim không bị quẹt xuống dưới đáy lồng dẫn đến quẹt vào phân hoặc thức ăn thừa. Ngoài ra các bạn có thể đặt cầu ngang cửa để tiện khi tắm cho chim, rửa lồng hay sang chim thì chim nhảy qua dễ hơn. Nếu anh em đặt cầu cao hơn của thì khi sang chim rất là khó đấy nhé.

Ngoài ra khi đặt nhiều cầu anh em cũng cần hết sức chú ý đến khoảng cách giữa hai cầu. Khoảng cách giữa 2 cầu không thấp quá và trên 12cm là tốt nhất. Khoảng cách giữa 2 mặt phẳng chứa cầu vuông góc với đáy lồng thì không gần nhau quá và khoảng cách tốt nhất là từ 10cm đến 20cm là đẹp. Nếu gần nhau quá thì chim nhảy cầu rất tức và phân chim sẽ dính cầu dưới, rất mất thẩm mĩ. Đây là điều tối kỵ khi đặt nhiều cầu, anh em cần chú ý nhé.

Anh em cần chú ý thêm khoảng cách từ nóc lồng đến con chào mào cần cao ít nhất từ 5cm trở lên. Như thế chim mới có thể tự do bay nhảy, đấu hót thoải mái và không bị vướng mào vào nóc lồng.

Nếu anh em chọn rễ cây làm cầu thì anh em cần chọn rễ không quá cong queo. Nếu các bạn chọn cầu cong queo quá thì chim sẽ hầu như chỉ đậu ở chỗ cao (tập tính của chim) và như thế sẽ mất chiều dài của cầu cho chim di chuyển. Còn nếu chiều cong ngang của cầu nhiều quá thì chim nhảy qua nhảy lại sẽ bị vướng đuôi, chim sẽ mất đi sự linh hoạt và không hợp lý. Ngoài ra cũng cần chú ý khi chọn rễ cây làm cầu thì chọn cái nào mà chim đậu thì phân chim không dính xuống cầu dưới nữa nhé.

Chọn cóng và đặt cóng cho chim chào mào

Chọn cóng cho chào mào các bạn chọn cóng có đường kính khoảng 3~4cm là vừa phải, chiều cao của cóng là từ 4cm trở xuống. Khi đặt cóng các bạn đặt cóng cao hơn cầu tầm 3cm và cách cầu từ 2~2,5cm là vùa phải. Nếu các bạn chọn cóng to quá hay sâu hoặc cao/thấp, xa/gần hơn so với cầu thì khi chim ăn hay uống sẽ hay đứng lên thành cóng ăn. Ngoài ra khả năng phân dính trên cóng rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim và thẩm mĩ của người chơi chim.

Ngoài ra thì một số kinh nghiệm bố trí cầu cóng để tập lực cho chào mào mà rất nhiều anh em đang áp dụng rất hiệu quả. Anh em có thể áp dụng cách đặt cầu cóng sao cho phù hợp nhất cho chim nhà mình.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình và một vài anh em khác trong việc bố trí cầu cóng cho chim chào mào. Hi vọng với những kinh nghiệm ít ỏi này anh em có thể giải đáp được những thắc mắc bấy lâu này của mình. Chúc anh em có những chú chào mào khỏe đẹp và chơi hay.

0 ( 0 bình chọn )

Blog Fans VN

https://fans.com.vn
Fans.com.vn được tạo ra để lan tỏa sự kết nối giữa các thành viên đến các nghệ sĩ yêu thích.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm