WIKI

Câu trần thuật là gì? Cách sử dụng câu trần thuật thế nào?

Ông bà ta có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, quả đúng như vậy. Là người Việt Nam, chúng ta phải biết cách sử dụng câu từ ngữ pháp thật chuẩn để thể hiện vẻ đẹp của Tiếng Việt. Vậy câu trần thuật là gì, cách sử dụng chúng như […]
1676

Ông bà ta có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, quả đúng như vậy. Là người Việt Nam, chúng ta phải biết cách sử dụng câu từ ngữ pháp thật chuẩn để thể hiện vẻ đẹp của Tiếng Việt. Vậy câu trần thuật là gì, cách sử dụng chúng như thế nào, hãy cùng Fans khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Câu trần thuật là gì?

Câu trần thuật là một dạng câu tiếng Việt được sử dụng phổ biến với mục đích kể về một sự việc, sự vật nào đó. Người sử dụng câu này với nhiều nhu cầu khác nhau như: miêu tả, nhận định, bày tỏ cảm xúc,… về tính chất về đối tượng đang được hướng đến.

câu trần thuật là gì
Khái niệm về câu trần thuật

Câu trần thuật có đặc điểm gì?

Đây là một dạng câu phổ biến nhất, vậy nên đặc điểm hình thức của câu trần thuật không có gì đặc biệt như các loại câu khác. Ví dụ như câu nghi vấn có dấu chấm hỏi cuối câu, câu cảm thán có dấu chấm than được đặt cuối câu,…

Bởi vậy mà nó được nhận biết là một chữ cái đầu được viết hoa mà một dấu chấm hết cuối câu. Nhiều khi người ta cũng sử dụng những hệ thống dấu câu ở cuối câu để thể hiện cảm xúc cá nhân như: dấu ba chấm, dấu chấm than,…

Câu trần thuật có chức năng gì?

Như được đề cập ở trên, câu trần thuật được sử dụng với mục đích kể chuyện, thông báo, nhận định,… Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chúng được sử dụng trong những bài văn, cuộc nói chuyện, bài diễn thuyết…

Không chỉ thế, chức năng của nó còn bao hàm nhiều chức năng của các kiểu câu khác như: câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến,…

Một số ví dụ về chức năng của câu trần thuật như sau:

* Chức năng kể chuyện

– Tôi đang kể cho đứa bạn nghe về câu chuyện xui xẻo của tôi ngày hôm qua.

* Chức năng thông báo

– “Cả lớp ơi, hôm nay thấy giáo báo là có bài kiểm tra đột xuất đó.”

* Chức năng nhận định

– Tôi chỉ cảm thấy khá ổn về bài kiểm tra hôm nay. Nó không quá khó nhưng cũng chẳng dễ và hoàn toàn đánh giá được năng lực học sinh hiện tại.

* Chức năng miêu tả

– Bầu trời hôm nay trong xanh lạ thường với những áng mây đầy đủ các hình dạng khác nhau khiến cho tâm hồn những đứa trẻ con tha hồ chơi đùa theo trí tưởng tượng của mình.

* Chức năng văn bản

– Điều 1: Nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường và tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường.

* Chức năng cảm thán

– Bông hoa hợp với bạn lắm.

Đặt câu trần thuật như thế nào?

– Bước 1: Bạn sử dụng câu với mục đích gì?

Câu trần thuật được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, vậy nên bạn cần xác định rõ mục tiêu sử dụng câu này để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Bước 2: Xác định các thành phần nòng cốt của câu

Một câu chuẩn ngữ pháp tiếng Việt là có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Vậy nên hãy có cách diễn đạt câu mà mình muốn nói cho thật chuẩn và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất nhé!

– Bước 3: Bổ sung các thành phần phụ trong câu

Khi đã có đầy đủ các chức năng chủ ngữ và vị ngữ trong câu, hãy bổ sung thêm trạng ngữ, phụ từ,… để câu diễn đạt được rõ ràng và giúp câu nói trở nên linh hoạt hơn.

– Bước 4: Chú ý đến cách trình bày của câu

Để trở nên chuyên nghiệp và đảm bảo đúng chính tả câu, bạn hãy thực sự chú ý đến chữ viết hoa đầu câu, dấu chấm cuối câu và đọc lại xem có lỗi chữ nào không nhé!

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn khác với câu trần thuật về cách dung và hình thức của câu. Câu trần thuật đơn là một câu do một cụm chủ ngữ và vị ngữ tạo thành. Mục đích sử dụng của nó là dùng trong câu kể về một sự việc nào đó.

Một vài ví dụ về câu này là:

– Bông hoa đẹp.

Trong câu trên ta nhận thấy từ “Bông hoa” đóng vai trò là chủ ngữ, “đẹp” đóng vai trò là vị ngữ và câu này được sử dụng với mục đích nêu ra một nhận định nào đó.

– Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa rất vui vẻ.

Trong câu trên, ta nhận thấy cụm từ “Trên sân trường” đóng vai trò là trạng ngữ, “học sinh” đóng vai trò là chủ ngữ và cụm từ còn lại đóng vai trò là vị ngữ.

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu trần thuật đơn có hai dạng: câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật không có từ là. Với câu trần thuật đơn có từ là, ta thường dùng với mục đích nhận định hoặc nói về một hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Bố tôi là bác sĩ.

Câu này mang ý nghĩa giới thiệu và hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nối với nhau bằng là từ “là”.

Với câu trần thuật đơn không có từ là, bạn có thể sử dụng với mục đích kể hoặc thông báo một sự việc nào đó.Ví dụ như: “Tôi không thích ăn phở có hành.” Câu này có ý nghĩa phủ định thể hiện một quan điểm cá nhân.

Một số lưu ý khi khi dùng câu trần thuật

câu trần thuật lưu ý
Lưu ý khi sử dụng câu trần thuật

Một trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Có 2 kiểu câu phủ định là câu phủ định dùng để miêu tả và câu phủ định bác bỏ. Ví dụ được minh chức trong hai câu dưới đây:

– Mày ăn gì mà ăn.

– Làm gì có chuyện Minh đã làm chuyện như vậy.

Một vài những kiểu câu phổ biến khác trong tiếng Việt

Câu nghi vấn

Chức năng chính của câu nghi vấn là để hỏi. Bên cạnh đó, câu nghi vấn còn được dùng để thể hiện nhiều mục đích khác nhau như: xã giao trong lời chào, ra lệnh đối với một người khác, hoặc có thể dùng để bộc lộ cảm xúc với một sự vật, sự việc nào đó,…

Hình thức dễ nhận thấy của một câu nghi vấn là dấu chấm hỏi ở cuối câu hoặc những từ như: ư, có không, vì sao, ở đâu, khi, chưa,…Bên cạnh đó, câu nghi vấn cũng thường được xác định bằng ngữ điệu của người nói thể hiện tính hoài nghi, không chắc chắn và muốn biết một điều gì đó.

Câu cầu khiến

Câu cầu khiến được sử dụng với mục đích ra lệnh hoặc đề nghị ai đó làm gì. Câu cầu khiến có dấu hiệu nhận biết là dấu chấm than ở cuối câu và thường xuất hiện những gì như: hãy, đi, thôi, nào, đừng,… Cũng như câu nghi vấn, câu cầu khiến cũng chứa ngữ điệu thể hiện cảm xúc của người nói như nài nỉ hoặc sự nghiêm khắc.

Câu cảm thán

Câu cảm thán được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc với một sự vật, sự việc nào đó. Dấu hiệu dễ nhận thấy của câu cảm thán là dấu chấm than và có các từ cảm thán như: ôi, trời ơi, than ôi, thương thay,…

Bên cạnh đó, có rất nhiều kiểu câu khác nhau như:

+ Trình bày như: kể, tả, giới thiệu, báo cáo một vấn đề nào đó.

+ Hỏi: câu nghi vấn, bộc lộ cảm xúc và mang tính chất đề nghị.

+ Yêu cầu: ra lệnh, khuyên nhủ và đưa ra một yêu cầu của người nói.

+ Lời hứa: đưa ra lời hứa hẹn, đảm bảo hoặc cũng có thể là lời đe dọa.

+ Bộc lộ cảm xúc: thể hiện mọi trạng thái cảm xúc của con người là: ca ngợi, ngưỡng mộ, nghi vấn, xin lỗi, cảm ơn, tức giận, hạnh phúc,…

Tiếng việt rất phong phú và đa dạng. Nhưng khi đã hiểu rõ về nó, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt. Trong bài viết trên, với những kiến thức đầy đủ và mở rộng về tiếng Việt, mong bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng trong cuộc sống.

0 ( 0 bình chọn )

Blog Fans VN

https://fans.com.vn
Fans.com.vn được tạo ra để lan tỏa sự kết nối giữa các thành viên đến các nghệ sĩ yêu thích.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm