Chim Ốc Mít mồi
Nếu anh em đã có một con chim mồi khá rồi, và giờ là lúc mang ra rừng chiến. Thì cũng nên thực hiện vài khâu chuẩn bị cho chú chim của mình được chiến đấu tốt hơn. Đó là, nếu là cuối tuần làm 1-2 kèo văn nghệ gần nhà chơi thì, thì cứ chăm như bình thường, buổi chiều sang lụp (tầm 2h) cho chim quen bay nhảy, rồi tới tối trùm kín lại, và rồi như vậy sáng mang là tốt nhất.
Nếu anh em đi bẫy nguyên ngày, thì cũng nên tập lực cho chú chim một tí. Thường là chuẩn bị trước 1 tuần, hoặc 3 – 4 ngày thì chim sẽ chơi tốt hơn. Sáng phơi nắng từ có nắng tới tầm 9h30, buộc chim phải chịu nóng một tí. Thức ăn thì bổ sung nhiều mồi tươi hơn, có thể là lăng quăng, nhện, trứng kiến,…vào các ngày bắt đầu thì bỏ nhúm nhỏ, tới gần ngày đi, tầm trước 3 ngày, thì nên bổ sung nhiều trứng kiến + lăng quăng. Nếu không có nhiều mồi tươi, thì trứng kiến cũng đã ổn rồi. Sang lụp trước một ngày cho chim quen lồng, với giúp mấy con mồi vừa lên không phải bị hoản khi phải qua lụp. Tối trùm kỹ, tránh các tác nhân gây mất ngủ. Và sáng mang chim đi, nếu đi khuya, thì nên thức sớm, đánh thức chim dậy trước 30 phút.
Dụng cụ để đi bẫy
Lụp chim
Cái này thì không thể thiếu rồi, khi đi bẫy nên vệ sinh lồng sạch sẽ, kiểm tra lưới, cầu tử, lò xo xem có vấn đề gì không. Tránh trường hợp chim nhảy vào cầu mà không sập, hay lưới rách chim xổng ra ngoài.
Ốc mít là loại ăn trái cây theo mùa. Sẽ có lúc nó sống ( món chính ) nhờ vào Trái Trứng Cá, có lúc nhờ vào Trái Tầm Gởi, lúc vào Trái Chồn Hôi, Trái Mua,…. Do đó, lúc đi bẫy, tùy vào khu vực mình bẫy có nhiều thứ gì, thì lấy ít, treo minh họa lên lụp, nhìn cho nó tự nhiên một tý, và dễ bắt chim tơ hơn. Minh họa lụp, cũng một phần giúp cho mấy chú mồi còn yếu sinh lí, giảm bớt được những pha bay đá siêu kinh điển của chim rừng.
Sào treo chim
Sào treo chim có nhiều loại 4m, 6m hay 8m. Tùy hoàn cảnh bẫy treo cao hay thấp, và chất lượng sào, mà anh em tự tìm mua cho mình một cây thật ưng ý, cùng một giá hợp lý. Thường thì đánh ốc mít, phải treo cao một tí. Và mình nghĩ là nên treo khoảng 5 – 6m (hoặc 7 – 8m nếu sào bạn dài) đối với các môi trường đánh là gần nhà dân, ở các vùng thế này, thì chim nó cũng ngại xuống thấp, với lại treo cao cũng tránh xe cội, người qua lại làm chim rừng nhát đá.
Nếu bẫy ở các khu vùng rừng, thì treo cũng không cần cao lắm. Mấy vùng hoang vu, thì thường lắm nguy hiểm như việc gặp phải các loại chim săn mồi. Do đó, treo thấp, đề phòng khi gặp biến, chúng ta còn chạy kịp. Tầm 3 – 4m là vừa xem tốt, vừa bảo vệ chim tốt.
Túi và thức ăn
Túi: Ốc mít tốt nhất là nên đựng trong túi rút, vừa dễ làm, vừa tiện lợi. Tác dụng: cho chim bổi không bay nhảy gì được, nên đỡ mất sức, tránh tử. Và mình cũng dễ đút cho bổi ăn hơn. OM nó thường không giống mấy loại chim khác, lúc mới bắt thì phải đút mới ăn uốn => mới sống được.
Thức ăn : mang theo bánh mì + xúc xích cho người, 1 trái chuối đút cho chim bổi, ít trứng kiến cho chim mồi, cứ rãi ít ít trong lồng mấy lúc ngồi nghĩ mệt. Và 1 chai nước cho người + mồi + bổi.
Chim mồi đi bẫy, cũng như một con trâu đi cày. Chủ chim có thể không mệt, nhưng phải biết là con chim nó biết mệt. Mệt lúc đi trên xe, đường xa + trời nắng + khói bụi. Và sau mỗi trận đấu với bổi khép lại, nó cũng mệt lắm, vì đã đấu hót hết sức. Nên khi đã bắt được bổi rồi, đừng thấy ham chim rừng quá mà treo mồi lên đánh liên tục. Và đúng động ốc mít thì đánh rất sướng, vì chim cứ liên tục, bắt xong treo ra là con khác quất tiếp. Nên xem canh thời gian, đấu đá chừng tầm 1 tiếng, thì thu mồi xuống, cho ăn cho uống, nghĩ mệt tý rồi treo lên lại.
Chim rừng là của bạn, khi bạn đã ngồi đó. Chỉ là vấn đề thời gian!
Chúc anh em thành công và sức khỏe.