Chọn và nuôi chim sâu xanh mồi
Nếu bạn muốn có chú chim sâu xanh mồi chiến, thì bạn cần đặc biệt chú ý đến ngoại hình của nó.
- Tướng chim càng dài đòn thì càng tốt, mí mắt trên càng đưa ra ngoài càng tốt (nhưng bạn đừng lầm lẫn với chim mắt lồi nhé).
- Đầu đuôi to và cân bằng, theo hình elip thì càng tốt. Tốt nhất, bạn đừng lấy đầu tròn vì loại này hiền, không dữ. Quan trọng, bạn nhìn từ đầu đến chân không bị dị tật.
- Cuối cùng, tốt nhất thì bạn nên chọn lấy 1 chú chim chuyền và chưa trổ đuôi lau (mép còn vàng ). Theo kinh nghiệm nuôi chim sâu xanh thì loại này càng nuôi càng dữ.
Tiếp theo, khi bạn đã chọn được chú chim sâu xanh mồi ưng ý, thì bạn cho nó sống trong lụp cho quen. Trong thời gian chim còn chuyền thì nên nuôi một em mái gần nó nhằm mục đích kích lửa. Lưu ý, chim còn non thì không nên mang dợt bậy bạ, và tốt nhất thì chỉ cho nó chơi với mấy con chuyền thôi vì chim bể thì khó vực lại lắm.
Cuối cùng, sau khi chim đã có 2 sợi đuôi lau thì ta bắt đầu mang ra rừng dợt, và treo em mái gần bên cạnh. Theo kinh nghiệm nuôi chim sâu xanh, thì có chim mái thúc mỗi lần bổi rừng về thì chim sẽ ngày càng căng. Khi bạn nhận thấy nó đã thật sự dữ thì không cần treo con mái gần để kích nữa.
Thức ăn phù hợp cho chim sâu xanh
Tất nhiên, chim sâu xanh thì nó sẽ thích ăn các loại sâu khi ở ngoài thiên nhiên. Tuy nhiên, khi bạn mới nuôi chim bắt về thì ngoài việc cung cấp sâu quy, cào cào non, trứng kiến thì bạn còn phải cho chim ăn cám để bổ sung chất dinh dưỡng.
Lồng nuôi chim sâu xanh thì tốt nhất là bố trí 2 cóng thức ăn, 1 cóng cám và 1 cóng đựng sâu khô, và nước thì tất nhiên phải có. Hàng ngày, bạn cho chim ăn khoảng 1/3 cóng sâu khô (loại cóng nhỏ cho khuyên ăn), sau đó tăng khẩu phần bằng vài chú cào cào non hoặc trứng kiến. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sâu quá nhiều vì bản chất sâu quy rất nóng nên chim ăn nhiều không tốt.
Hy vọng qua chút ít kinh nghiệm được chia sẻ ở trên, thì anh chị em nhà ta đã có được kiến thức chọn, và nuôi chim sâu xanh hữu ích.