Cách lấy mủ mít để làm keo bẫy chim
Mủ Mít là loại chảy lâu, vì nó có độ dính, nên rất khó chảy ra. Và cũng chính đặc tính dính của nó làm nên độ dính của keo. Mủ mít thì lấy cách tốt nhất là phải vào vườn Mít, chứ một cây, mà lấy thì chắc cũng chết cái cây, vì cũng cần một lượng khá lớn, mà mủ mít nó chảy lâu, vì vậy muốn được nhiều, thì chỉ có cách thì lấy từ nhiều cây, chứ không thể lấy nhiều chỗ trên một cây. Nếu gặp được vườn Mít thanh lí, người ta cưa bán thì quá ngon.
Các bạn lại từng gốc cây, dùng một cây nhỏ (như cây Đũa) rồi lại từng gốc, quấn từng vệt mủ mít lên cây đó, mủ mít chảy ra ngoài sẽ khô ngay, nhưng nó vẫn còn dẻo dẻo, do đó, cứ cầm cây tới từng gốc vừa nạy vệt mủ lên, rồi xoay cây, cho mủ được quấn từ từ vào. Làm từng gốc, tới khi được một cục cở ngón chân cái là đủ nhiều rồi.
Nếu không có vườn mít thanh lí, thì chúng ta phải tự mò vào mà thanh lí nó thôi. Vườn còn sử dụng thì dùng cách từ tốn, lấy dao cạo mủ Cao Su, cạo từng cây, rồi cho nó chảy trên thân, khi đông lại, chúng ta đi gỡ như tôi nói ở trên. Còn vườn hoang, không có ai coi, thì cầm khúc cây đập vào thân, cho bể lớp vỏ cây, mủ nó sẽ tươm một cách rất nhanh, đập cây càng te tua, thì càng nhanh có mủ, và có nhiều mủ, với nhiều cây. Rồi cũng đợi khô, gỡ như nói ở trên.
Còn một nơi lấy mủ mít nữa là ở tiệm làm Mít, các bạn tới rồi gỡ trên mấy cái bao nilon người ta lau mủ trên trái mít vứt ra, gỡ tầm 20 bịch thì chắc cũng đủ dùng rồi, hoặc lúc người ta cắt trái mít ra để xẻ múi, mình lấy chén hứng mủ đó, rồi mang về để nó đông lại, rồi quấn vào cây như trên.
Mủ mít lấy là ở dạng đã ráo lại, hoàn toàn khô nước, có độ dẻo dẻo. Dùng một cái cây để quấn. Rồi về nhà chúng ta cho cây quấn mủ mít đó vào chậu nước, cho thêm cục nước đá, để nước lạnh, mủ nó sẽ cứng, không dính tay. Việc cho vào nước là dùng để lấy mủ mít ra khỏi cây, chơi tay không thì dính kinh lắm đó nhé. Với lại trong quá trình lấy mủ mít, khó mà lấy được mủ tinh khiết, thường sẽ lẫn bụi cát, mọt cưa này nọ. Nên cho vào nước đá, chúng ta nhào bóp, các thứ tạp lẫn, nó sẽ bị rớt ra, các bạn nhào càng lâu, lọc lựa càng kỹ thì càng có được nhiều mủ sạch, mủ càng sạch thì càng dính chặt, vì chân chim chỉ tiếp xúc với mủ, không phải bị thứ khác ngăn.
Sau khâu sơ chế, thì được một Cục mủ mít vừa ý rồi, chúng ta cho vào một hủ nước nhỏ. Và bảo quản như vậy, tới khi tìm được nguyên liệu tiếp theo sau đây, rồi lấy ra chế biến típ. Cứ yên tâm bỏ vào hủ nước, bao lâu nó cũng không hư, không giảm chất lượng.
Tuy mủ mít dính, nhưng mủ mít rất mềm, nên chim dính vào, sẽ từ từ rớt xuống kiểu người ta hay gọi là “mốc dơi”, rồi rớt ra bay thoát luôn. Do đó để cố định tính dính, các bạn cần pha thêm Mủ Cây Sung.
Cách lấy mủ Cây Sung làm keo bẫy chim
Cây Sung là một cây cảnh, do đó muốn lấy cũng hơi căng à. Đặt biệt là cây yêu của Ông già, thì càng khó, lén phén là ổng chém. Nên nếu nhà tự do, hoặc các bạn thấy cây mọc tự nhiên, thì lấy như là cách người ta lấy mủ cao su vậy (gọi là Cạo Mủ ý). Nếu không biết cạo, thì dùng vật gì đó, đâm vào vỏ ngoài, mủ sẽ tươm ra, và dùng gì đó hứng nha. Với mủ sung thì chúng ta cần dạng nước, với lại mủ sung có đặc tính là lâu đặc lắm. Trái ngược hoàn toàn với mít, và đó là lý do có sự kết hợp hoàn hảo này.
Cách làm keo bẫy chim từ mủ
Các bạn lấy 1 lượng mủ sung bằng với cục mủ mít mà mình chuẩn bị ở trên. Khi đã có 2 thứ nguyên liệu này, khâu tiếp theo là hòa chúng lại với nhau thế là xong, sáng mai chúng ta đã có mủ để chơi.
Chuẩn bị một chậu nước, nhúng tay vào cho thật ướt, như vậy khi cầm cục mủ mít sẽ không bị dính tay (nhớ là dính ghê lắm đó). Rồi nhúng cục mủ mít vào chén mủ sung cho thấm đều, rồi cầm lên bóp cho mủ sung thấm vào mủ mít, từng công đoạn bóp, hay nhúng một trong 2 tay vào nước, để dễ bóp, vì tay mà hết nước, thì sẽ bị dính ngay. Nhúng vào, bóp, kéo qua kéo lại, như người làm Mì vậy đó, cho mủ sung nó tiếp xúc được hết với mủ mít. Bóp tới khi đã thấy mủ sung hòa vào được 4:6 với mủ mít là cũng được rồi đấy, dấu hiệu nhận thấy là cục mủ của chúng ta sẽ dai lên dần.
Tỷ lệ 4:6 là cũng đạt rồi, 5:5 cũng càng tốt. Ở dạng này là vừa rồi, vì nhiều Mít quá, thì gây nhiễu chim (rớt), còn nhiều Sung quá, chim đậu vào chỉ hít hít nhẹ, chứ không dính, do đó, mang ra chơi, tùy tình hình ra bẫy dinh thế nào, mà về các bạn trộn thêm một trong 2 thứ cho phù hợp.
Mủ này phải bảo quản trong hủ nước, tránh bẫy dưới trời nắng gắt, vì mủ mít sẽ chảy ra. 2-3 tuần không chơi thì cũng nên lấy mủ ra bóp qua bóp lại, thay nước để cho nó luôn được tươi mới nha. Mủ có hạn chế là về lâu dài sẽ có mùi hôi của mủ mít. Mình hay cho thêm ít cà phê hoặc va-ni vào mủ sung trước lúc trộn, để khi trộn vào Mủ có sẽ có mùi này, về lâu dài, tuy có mùi mủ mít, nhưng cũng đỡ. Nếu ai có cách xử lý mùi hay hơn, thì chia sẻ nha.
Vậy là xong rồi đó, mủ này dùng để bẫy các loại chim sâu nhỏ, chim sẻ cũng ok. Muốn bẫy thì lấy keo ra cuốn vào cái cây + tải tiếng chim sâu hót về là ok. Chúc thành công, đừng nên lạm dụng quá nhé.