Hãy cùng Fans.Com.Vn tìm hiểu về lý thuyết máy phát điện xoay chiều để biết thêm về cách thức hoạt động của máy. Nhờ vậy, bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn loại máy mà mình đang cần cho mục đích và công việc để sử dụng hợp lý.
1. Lý thuyết về máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều là máy có thể biến đổi cơ năng thành điện năng dưới dạng điện xoay chiều, từ đó nó sẽ có bộ phận dùng để chỉnh lưu thành điện một chiều và sử dụng. Điện được tạo ra từ nguyên lý cảm ứng điện từ với 2 bộ phận chính là stato (đứng yên) và rôto (chuyển động). Tùy vào từng loại mà stato có thể là nam châm hay dây dẫn và ngược lại với rôto. Có hai loại máy phát điện xoay chiều là máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.
1.1. Lý thuyết máy phát điện xoay chiều 1 pha
Máy phát điện xoay chiều 1 pha có cấu tạo từ hai phần:
– Phần cảm: được dùng bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện có tác dụng tạo ra từ trường.
– Phần cứng: những cuộn dây dùng để sinh ra dòng điện.
Như đã nói ở trên, bộ phận nào đứng yên gọi là stato, còn bộ phận quay gọi là rôto. Khi phần cảm nam châm quay, điện áp sẽ được sinh ra ở hai đầu cuộn dây thuộc phần cứng, và điện áp này tạo ra dòng điện xoay chiều 1 pha như hình vẽ.
1.2. Lý thuyết máy phát điện xoay chiều 3 pha
Về mặt lý thuyết, cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng tương tự như 1 pha, cũng gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần cứng. Rôto của máy là một cục nam châm điện, nó được quay xung quanh trục cố định để có thể tạo ra từ trường biến thiên. Chỉ khác là phần stato có hẳn 3 cuộn dây giống nhau được đặt chênh lệch nhau 120 độ trên khung hình tròn.
Nam châm sẽ được đặt phía trong hình tròn, ở giữa tâm 3 cuộn dây. Khi nó quay sẽ sinh ra điện áp giữa hai đầu cuộn dây và điện áp này lại sinh ra dòng điện xoay chiều. Qua hình vẽ ta thấy được dòng điện lớn nhất được sinh ra khi cực N và cực S gần cuộn dây nhất.
Chính vì có 3 cuộn dây nên đã sinh ra 3 dòng điện xoay chiều, hoạt động hiệu quả hơn nên được gọi là dòng điện xoay chiều 3 pha.
2. Ý nghĩa công suất máy phát điện
Một máy phát điện được thiết kế với một công suất hoạt động nhất định. Khi mua máy bạn hãy xác định xem mục đích sử dụng của mình là gì để lựa chọn thật phù hợp. Cụ thể như sau:
– Công suất 2-4kw: công suất này nhỏ nên chỉ phù hợp cho những nhu cầu điện ít như dùng cho gia đình, với những công việc làm sáng đèn, chạy quạt, tivi…
– Công suất 4-6kw: khi gia đình bạn có chất lượng sinh hoạt cao hơn như máy lạnh, điều hòa có thể sử dụng máy này.
– Công suất trên 10 kva: dành cho những công ty, doanh nghiệp nhỏ sản xuất hay nhà xưởng.
– Công suất 100kva – 2500kva: những doanh nghiệp lớn, bệnh viện, khu công nghiệp, khu mỏ cần tiêu hao nhiều năng lượng điện thì hãy chọn máy công suất lớn để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
Khi nắm được lý thuyết máy phát điện xoay chiều, bạn đã biết cơ chế hoạt động của máy phát điện rồi nhỉ. Tuy nhiên việc lựa chọn máy bạn nhớ quyết định cho đúng để không gây tình trạng quá tải cho máy, hoặc dùng không hết công suất cũng sẽ rất lãng phí nhiên liệu.