Bạn có biết

Bí quyết hàn gắn tình cảm khi bị chia tay

Khi nửa kia nói lời chia tay, nếu bạn ứng xử không cẩn thận, bạn sẽ mất người ấy thực sự. Nếu biết hành xử thông minh, bạn vẫn có thể hàn gắn lại tình cảm giữa 2 người. Dưới đây là những phương pháp rất hữu hiệu khi bạn bị đối phương nói lời […]
2248
Khi nửa kia nói lời chia tay, nếu bạn ứng xử không cẩn thận, bạn sẽ mất người ấy thực sự. Nếu biết hành xử thông minh, bạn vẫn có thể hàn gắn lại tình cảm giữa 2 người. Dưới đây là những phương pháp rất hữu hiệu khi bạn bị đối phương nói lời dứt quan hệ.

1/ Không hỏi vì sao

Khi đột ngột bị người mình thương yêu nhất nói lời chia tay, hẳn bạn sẽ vô cùng bất ngờ và thắc mắc với hàng trăm câu hỏi “Tại sao?”. Tại sao đang yên đang lành lại chia tay, tại sao lại nỡ đối xử với mình như thế, tại sao nhanh quên những kỉ niệm giữa hai người, tại sao lại vô tình, nhẫn tâm đến vậy.

Và bằng mọi cách bạn phải cho người ấy biết những thắc mắc của mình, với hy vọng níu kéo lại tình cảm. Có thể là hẹn gặp, có thể là khủng bố tin nhắn, điện thoại. Đó là điều sai lầm, vì một khi người đó đã quyết định chia tay có nghĩa là họ đã có vô vàn lý do. Và lý do chính là họ không còn quan tâm hay yêu bạn nữa nên chớ làm phiền họ, nếu không bạn chỉ càng làm mất đi những thiện cảm tốt đẹp trong họ mà thôi.

Hãy nhớ: Khi yêu có thể không cần lý do, chỉ vì anh yêu em, em yêu anh, nhưng khi chia tay thì có hàng vạn lý do. Việc hỏi quá nhiều có thể còn làm bạn đau đớn hơn khi nhận được những lý do phũ phàng mà người mình từng yêu nói ra. Vì thế, thay vì không ngừng chất vấn họ, bạn hãy thông minh hơn, giữ im lặng cho đến khi bản thân bình tĩnh nhất để nhìn nhận đúng sự việc.

2/ Không níu kéo

Khi đối phương chia tay, bạn vẫn không tin đó là sự thật và tìm cách níu kéo. Bạn vẫn thể hiện sự quan tâm, thương yêu đối với đối phương như hay khóc lóc, năn nỉ, van xin với hy vọng đối phương sẽ thay đổi ý kiến. Nhưng bạn không biết rằng, mình càng làm như vậy chỉ càng khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và cho rằng bạn là… một con đỉa không hơn không kém, chỉ chuyên bám đuôi mà thôi. Từ đó, đối phương sẽ càng coi thường bạn.

Vì thế, thay vì khóc lóc, tự làm khổ mình, hãy tìm một lối thoát cho tâm hồn bạn thanh thản hơn. Đi shopping, đi ăn uống nhậu nhẹt, karaoke với bạn bè sẽ khiến bạn dễ thở hơn là chỉ chăm chăm suy nghĩ cách níu kéo đối phương. Hãy nhớ, người yêu chỉ là một phần cuộc sống chứ không phải là toàn bộ cuộc sống của bạn.

3/ Không quấy rầy

 Có những bạn khi bị người yêu chia tay thì tìm đủ mọi cách gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người ấy. Cô gái ấy thậm chí gửi cả thư, những món quà tặng lên tận nhà, hy vọng người ấy sẽ thấy tình cảm của cô ấy mà quay lại. Không ngờ, bạn sẽ chỉ nhận lại câu: “Làm ơn đừng phá rối cuộc sống của tôi”. Bạn suy sụp thật sự.

Vậy thì thay vì hành động như vậy, tại sao bạn không biến mình thành một người thông minh hơn. Khi đối phương nói lời chia tay, hãy để đối phương yên. Có thể, đó chỉ là một lời dọa nói ra lúc nóng vội, khi thấy bạn cũng im hơi lặng tiếng, đối phương lại bắt đầu thấy lo lắng thì sao?  Cũng có thể đối phương nói ra để mong bạn cho đối phương được yên tĩnh trong vài ngày.

Vì thế, hãy im lặng, ít nhất trong vài ngày đầu tiên, để tự đối phương thấy sự trống vắng khi thiếu bạn trong cuộc sống. Chẳng phải bạn cũng hay nghe rằng: “Tình yêu cũng giống như một con chim nhỏ, hãy để nó đói chứ đừng cho nó ăn quá nhiều, nó sẽ chết vì bội thực”.

4/ Không trở thành bạn bè

Từ tình bạn tiến lên tình yêu rất nhanh và dễ dàng, nhưng từ tình yêu trở về tình bạn sẽ rất khó khăn. Vì thế, nếu bạn đang nuôi mộng trở thành bạn bè của đối phương thì hãy suy nghĩ lại.

Một khi đối phương quyết định chia tay là khi họ đã tìm được người khác thích hợp hơn hoặc họ đã thấy những vấn đề trong mối quan hệ mà bạn không nhìn ra. Việc trở thành bạn chẳng khác nào bắt đối phương tiếp tục dây dưa với người mà họ đã dứt khoát.

Hay bạn đang nghĩ tới việc trở thành bạn để một ngày nào đó lại được sánh đôi bên đối phương. Nếu có, hãy dẹp bỏ ngay suy nghĩ ấy đi nhé, bởi điều đó sẽ không xảy ra nếu đối phương đã cạn tình. Nếu có thì người bạn đang yêu cũng không phải thật lòng và tình yêu sau khi chia tay cũng không nồng nàn như ban đầu nữa.

5/ Không tìm mối quan hệ mới

Bạn nghĩ làm vậy sẽ khiến đối phương tức tối. Không đâu, đối phương đã hết yêu tức là không còn quan tâm bạn ra sao nữa, vì thế, càng làm vậy, bạn chỉ càng hạ thấp phẩm giá của mình.

Đồng thời cũng tội nghiệp và thiệt thòi cho người đến sau lắm nếu người ta yêu bạn thật lòng. Đừng đến với họ khi trái tim đang rỉ máu và nhớ thương không ngừng về một người khác.

Đừng để bản thân mình trở thành một kẻ tội nghiệp trong mắt mọi người, bạn nhé.

6/ Không cần giày vò bản thân

Có một sự thật rằng, khi chia tay người yêu, đa số các bạn đều u sầu, ảo não mà quên mất việc chăm sóc bản thân mình. Hãy nhớ: “Ai cũng có thể làm mình đau, ngoại trừ chính mình”. Vậy thì hà cớ gì bạn lại vì một người dưng mà hành hạ bản thân.

Hãy nhìn lại mình trong gương và refresh lại bản thân nhé. Biết đâu, khi thấy bạn vẫn rạng ngời, vui tươi đi shopping thì người yêu cũ của bạn lại “thèm” được trở thành bờ vai cho bạn nữa đấy.

7/ Hàn gắn một cách thông minh

Khi người ấy đòi chia tay, bạn có thể xử lý tình huống theo một trong các cách sau:

– Im lặng và không liên lạc trong một thời gian dài. Để cho nửa kia suy nghĩ về quyết định của mình. Bạn không xác nhận tức là mối quan hệ giữa cả hai vẫn chưa thật sự chấm dứt.

– Bạn bảo rằng: “Cho tớ thời gian suy nghĩ để quyết định”. Điều này khiến cho đối phương phải suy nghĩ lại hành động của mình, vừa níu kéo được tình yêu trong một khoảng thời gian nào đó, vừa giữ được “cái tôi” (chính bạn là người chủ động quyết định chứ không phải là người ấy.)

– Hoặc bạn nói: “Tớ cho cậu thời gian. Khi nào tỉnh táo rồi hãy nói chuyện với tớ”. Bạn đang trì hoãn và cách này có lợi cho cả bạn và người ấy.

– Đừng đấu tranh tư tưởng trong thời gian này. Hãy dứt khoát với bản thân và chọn ra quyết định cho chính mình (nên nhớ rằng bạn quyết định cho bạn, do vậy tránh sự tác động từ bên ngoài càng nhiều càng tốt, bạn rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng khi phải cố giằng co giữa lý trí và cảm xúc). Hãy chọn cách tốt nhất cho bạn, đừng bị ảnh hưởng bởi những lời xung quanh.

– Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người ấy để hiểu và thông cảm hơn cho quyết định của họ. Đừng vội đổ mọi tội lỗi lên “người muốn chia tay”.

– Ai cũng mắc phải sai lầm, quan trọng là đừng làm cho mọi thứ thêm trầm trọng. Chính sự khéo léo của bạn sẽ giúp mọi việc đi theo chiều hướng tốt nhất.

– Cố gắng thay đổi những thói quen giữa cả hai

Khi đã cho người ta thời gian, bạn không nên tạo sự gò bó, ràng buộc mà hãy thử không liên lạc gì, cũng không quan tâm (xem như “chia tay tạm thời”). Thời gian thử thách này sẽ giúp bạn và người kia nhận ra nhiều điều.

Bên cạnh đó, hãy khắc phục những điểm hạn chế trong thời gian quen nhau. Suy nghĩ xem đâu là nguyên nhân khiến cả hai cảm thấy nhàm chán và khắc phục chúng.

Bạn cũng nên “tút” lại vẻ ngoài của mình sao cho bớt đơn điệu. Sự “làm mới” này rất có hiệu quả, vì dù sao thì hai bạn cũng đã quá quen thuộc khi nhìn mặt nhau và đôi khi chính sự quen thuộc này làm mất đi cảm giác rung động như thuở ban đầu.

0 ( 0 bình chọn )

Blog Fans VN

http://fans.com.vn
Fans.com.vn được tạo ra để lan tỏa sự kết nối giữa các thành viên đến các nghệ sĩ yêu thích.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm